Admin

Người quản lý
Ban Quản Trị
Admin
PHÁC ĐỒ ARV BẬC MỘT

1. Các phác đồ ARV bậc một


Phác đồ ARV bậc một được chỉ định cho người nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc đã điều trị ARV nhưng không có bằng chứng về việc thất bại điều trị. Phác đồ ARV bậc 1 được chỉ định cho người nhiễm HIV theo thứ tự ưu tiên như sau:

- Phác đồ ưu tiên;

- Trường hợp không có hoặc chống chỉ định phác đồ ưu tiên: sử dụng phác đồ thay thế;

- Trường hợp không có hoặc không sử dụng được cả phác đồ ưu tiên và phác đồ thay thế: dùng phác đồ đặc biệt.

Danh mục các phác đồ ưu tiên, phác đồ thay thế và phác đồ đặc biệt cho từng nhóm đối

tượng cụ thể trong Bảng 5.

Bảng 5. Các phác đồ ARV bậc một

Đối tượng
Phác đồ ưu tiên
Phác đồ thay thế
Phác đồ đặc biệt**
Người lớn bao gồm cả phụ nữ mang thai, cho con bú* và trẻ từ 10 tuổi trở lênTDF + 3TC (hoặc FTC) +DTG1TDF + 3TC + EFV 400mgTDF + 3TC (hoặc FTC) +PI/r
TDF + 3TC (hoặc FTC) + RAL
TAF2 + 3TC (hoặc FTC) + DTG1
ABC + 3TC + DTG1
Trẻ dưới 10 tuổiABC + 3TC + DTG3ABC+3TC+ LPV/r
TAF4 + 3TC (hoặc FTC) +DTG3
ABC + 3TC + EFV5 (hoặc NVP)
ABC+3TC+ RAL
AZT + 3TC + EFV5 (hoặc NVP)
AZT + 3TC + LPV/r (hoặc RAL)
Trẻ sơ sinh (trẻ dưới 4 tuần tuổi)AZT (hoặc ABC) + 3TC + RAL6AZT+3TC+NVPAZT+3TC+LPV/r7
* Xem mục 11.1 Chương này Điều trị ARV cho mẹ

1Sử dụng DTG cho phụ nữ và nữ vị thành niên trong độ tuổi sinh đẻ: Tư vấn về hiệu quả điều trị của DTG, nguy cơ dị tật ống thần kinh có thể gặp nhưng rất hiếm. Kê đơn khi người bệnh đồng ý lựa chọn DTG.

2TAF có thể được xem xét sử dụng cho người loãng xương và/hoặc suy thận.

3Chỉ sử dụng DTG cho trẻ từ 4 tuần tuổi và nặng từ 3 kg trở lên.

4 TAF dùng cho nhóm tuổi và liều được phê duyệt

5EFV chỉ sử dụng cho trẻ hơn 3 tuổi.

6Trẻ sơ sinh bắt đầu điều trị ARV với phác đồ có RAL phải đổi thành DTG sớm nhất có thể (từ 4 tuần tuổi trở lên và nặng trên 3 kg trở lên).

7Si-rô hoặc dạng hạt LPV/r chỉ có thể dùng cho trẻ sau 2 tuần tuổi.

** Sử dụng phác đồ có EFV 600mg cho đến khi hết thuốc thì chuyển sang phác đồ phù hợp.

Liều lượng thuốc xem Phụ lục 3, phụ lục 4, phụ lục 5, phụ lục 6, phụ lục 7.

2. Tối ưu hóa phác đồ ở người đang điều trị ARV

Tối ưu hóa phác đồ ở người đang điều trị ARV là việc chuyển từ các phác đồ ARV không tối ưu mà người bệnh đang điều trị sang sử dụng các phác đồ có DTG. Việc chuyển sang các phác đồ tối ưu phụ thuộc vào lứa tuổi, phác đồ và tình trạng điều trị ARV mà người bệnh đang sử dụng.

2.1. Chuyển sang phác đồ có DTG cho người từ 10 tuổi trở lên

Chi tiết xem Bảng 6.

Bảng 6. Chuyển sang phác đồ có DTG cho người từ 10 tuổi trở lên

Tình huốngChuyển sang phác đồKhuyến cáo
Phác đồ TDF/3TC/EFV (NVP)
Thất bại về lâm sàng hoặc miễn dịch hoặc không ức chế được vi rút (tải lượng HIV > 1000 bản sao/mL)
AZT/3TC/DTGCân nhắc chuyển sang phác đồ TDF+3TC + DTG (TLD) và hỗ trợ tuân thủ điều trị
Tất cả các phác đồ ARV bậc 1
Tải lượng HIV ≤ 1000 bản sao/mL
Chuyển sang phác đồ TLD
Ổn định về lâm sàng, miễn dịch học và không biết kết quả tải lượng HIV
Ưu tiên xét nghiệm tải lượng HIV nếu có khả năng hoặc xem xét lâm sàng để quyết định chuyển sang TLDKhông xét nghiệm được TL HIV vẫn có thể chuyển sang TLD
2.2. Chuyển sang phác đồ có DTG cho trẻ dưới 10 tuổi

Bảng 7. Chuyển phác đồ có DTG cho trẻ dưới 10 tuổi


Phác đồ ARV đang sử dụng
Cân nặng
Phác đồ ARV tối ưu
AZT + 3TC + NVP
AZT + 3TC + EFV
ABC + 3TC + NVP
ABC + 3TC + EFV
ABC + 3TC + LPV/r
AZT + 3TC + LPV/r
< 30 kg​
ABC + 3TC + DTG
>30 kg​
TLD
Có thể chuyển đổi sang phác đồ có DTG cho trẻ từ 4 tuần tuổi và nặng từ 3kg trở lên khi có thuốc DTG dành cho trẻ em, ưu tiên cho trẻ: 1) Đang dùng phác đồ NNRTI, 2) Bắt đầu điều trị lao, 3) Dùng LPV/r viên nén.

Xét nghiệm tải lượng HIV không phải là điều kiện để chuyển đổi, mặc dù việc theo dõi tải lượng HIV rất quan trọng để theo dõi điều trị ARV ở trẻ em.
 
Top